Vai trò của cây xanh trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thích ứng với Biến đổi khí hậu

Vai trò cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí

Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức sống trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh trái đất và được chia thành nhiều lớp nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu từ độ cao 0 – 10 km trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp bình lưu từ độ cao 10 - 50 km, trong đó lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18 - 30 km. Lớp trung lưu ở độ cao trên 50 – 90 km và lớp ngoài.

Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2 (78%), O2 (21%), 1% còn lại là các khí khác như Argon (0,93%), CO2 (0,03%), hơi nước… Các thành phần này hầu như không đổi.

Hấp thụ các chất khí độc hại trong không khí

Sự ô nhiễm không khí diễn ra do khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông, khí thải của con người ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx, COx và những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng tầng ozon: CO2, NO, CFC,… Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc vật, cây cối và các vật chất khác. Đối với con người, súc vật có thể  gây nên các  bệnh ung thư da, mù giác mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây cối…
Mảng cây xanh có thể loại bỏ Ozone, Nitro Oxide, Sulphur Dioxide và các phân tử hạt khác. Cây xanh đô thị cải thiện chất lượng không khí theo 5 cách chính: (1) Hấp thu các khí ô nhiễm như CO2, NOx, SO2 xuyên qua bề mặt lá; (2) Ngăn chặn các hạt vật liệu như bụi, tro, phấn hoa, khói thuốc có đường kính < 10 micron; (3) Làm giảm sự phát nhiệt từ các thiết bị do tiết kiệm tiêu thụ năng lượng; (4) Cung cấp O2 thông qua quá trình quang hợp; (5) Sự thoát nước và bề mặt tàn che làm giảm nhiệt độ không khí cục bộ và vì thế làm giảm lượng ozone.
Khí thải từ đốt nguyên liệu hóa thạch sẽ tạo ra mù đô thị, lá cây hấp thụ những khí thải này nên giữ một phần vai trò trong việc cải thiện chất lượng không khí, cây xanh hoạt động như một bộ lọc không khí, chúng giữ lại các hạt bụi, khói và các hạt vật liệu khác trên bề mặt lá. Nếu không có cây xanh thì nhiệt độ không khí cao sẽ góp phần xúc tiến quá trình hình thành khí Ozone. Tầng ozone ở mặt đất là một trong những thành phần tham gia đầu tiên hình thành mù khôu đô thị. 

Vai trò của cây xanh Làm giảm khí gây hiệu ứng nhà kính

Theo IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - 2000) thì khí carbonic (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu. Nồng độ CO2 trong không khí đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm kể từ năm 1850 tính tới năm 1998.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.
Công thức tổng quát của quá trình quang hợp
                                                      AS
                    6CO2     +  6 H2                         C6 H12 O6    +  6 O2
                                                       Dl
Tuy nhiên tác dụng này có hiệu qủa rõ ràng khi cây trồng trên những mảng lớn và ở khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả năng hấp thu 8 kg CO2/1h = lượng CO2 do 200 người thải ra trong 1h.

Làm giảm nồng độ bụi

Cây xanh lọc bụi trong không khí, làm sạch môi trường. Khả năng giữ bụi trên cành lá của cây (lọc bụi) phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng bắt bụi dễ), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây, ... và phụ thuộc vào thời tiết (nếu có mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây xanh tốt hơn khi trời nắng khô liên tục, vì mưa có tác dụng rửa sạch lá để đón nhận bụi mới).
Khu cây xanh cũng như những thảm cỏ còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất. Còn ở các bãi trống, bãi cát thường sản sinh nhiều bụi, gió sẽ tung các bụi này bay lên gây ô nhiễm bụi đối với các vùng xung quanh. Nói chung cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong không khí 20 – 65%

Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí

            Tùy theo cây dày lá hay thưa lá, lá to hay lá nhỏ mà cây có thể che chắn được 10 – 90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, thông thường có thể che chắn 40 – 60% bức xạ. Hệ số Albedo của mặt tường màu vàng nhạt thường bằng 0,4 – 0,5 (nghĩa là 40 – 50% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường xung quanh), Albedo của mặt bê tông là 0,35 – 0,45, của mặt mái nhà là 0,3 – 0,4; trong khi đó hệ số Albedo của các cây xanh chỉ là 0,2 – 0,3 và của thảm cỏ là 0,18 –  0,24.

Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực

Các khu công viên, vườn hoa,… bên cạnh việc cung cấp không gian sống thoáng mát, không khí trong lành, là nơi thư giãn của người dân, mà còn là nơi để thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền đất nước. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên, góp phần bảo tồn và làm tăng tính ĐDSH 

Cây xanh với các tác dụng phòng hộ 

            - Cây xanh có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường 10 – 60%. Khu cây xanh càng to càng dày thì tác dụng cản gió càng lớn. Đối với gió lạnh và gió bão thì hiệu quả này là “dương tính” còn đối với gió mát mùa hè thì nó có tác dụng “âm tính”. Những dãy cây xanh dày, to còn có tác dụng làm thay đổi hướng gió thổi. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và làm giảm sự di chuyển nhiệt vào nhà đến 50%, tiết kiệm được 25% lượng điện tiêu thụ (Heisler 1986).

Cây xanh với các tác dụng tiết kiệm nước mưa

Nghiên cứu cho thấy rừng đô thị có thể giảm lượng chảy tràn 2 – 7%. Bình quân cây xanh đô thị có thể giữ lại 6 – 13% (khoảng 568 lít/năm) lượng nước mưa, nhiều cây có khả năng giữ lại 5.168 lít/năm. Giá trị lợi ích mang lại tương đương 8,60 usdUSD/cây (Maco et al. 2003). Các cây to ở đường phố có thể làm giảm lượng nước chảy tràn vào khoảng 2.078 lít/năm, giá trị lợi ích mang lại tương đương 20,37 usdUSD/cây (McPherson et al. 1999b). 

Cây xanh với các tác dụng giảm ngập đô thị

- Cây xanh đô thị có vai trò hạn chế lượng nước chảy tràn theo 3 cách chính sau đây:
+ Bề mặt lá và cành sẽ giữ lại nước mưa, vì thế làm giảm lượng chảy tràn, trì hoãn sự hình thành đỉnh ngập và hạn chế sự xói mòn đất đai.
+ Hệ rễ làm cho đất đai tơi xốp góp phần gia tăng sự thấm lọc nước mưa và giảm dòng chảy bề mặt.
- Tán cây làm giảm sự xói mòn của đất thông qua việc hạn chế dòng chảy bề mặt.
- Quá trình đô thị hóa đã và đang làm mất đi các kênh, ao hồ tự nhiên, khu vực đất ngập nước, thảm phủ thực vật và làm tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của đô thị thể hiện qua: Độ sâu ngập (runoff depth); Thời gian tập trung; Lưu tốc dòng chảy.

Nhận xét