Các khái niệm,thuật ngữ về Biến đổi Khí Hậu

Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến biến đổi khí hậu được diễn giải trong phần này nhằm đem đến cho đọc giả những hiểu biết chung, cơ bản nhất về La Nina, El Nino, Hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu, tính dễ bị tổn thương, nước biển dâng... để từ đó, đọc giả sẽ hiểu rõ hơn những nội dung về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. EL Nino/ La Nina/ENSO
 Vào những khoảng thời gian không đều đặn, nhưng trung bình vào khảng 4 năm một lần, nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đông và trung tâm xích đạo và Thái Bình Dương lại nóng lên trên diện rộng. Sự nóng lên đó thường kéo dài khoảng một năm, được gọi là hiện tượng EL Nino, tên này có nghĩa là đứa con của chúa (The Christ Child) do hiện tượng này thường xảy ra vào mùa Giáng sinh. EL Nino có thể được coi như pha nóng lên của dao động khí hậu.

Trong pha lạnh đi, gọi là La Nina, nhiệt độ bề mặt biển Thái Bình Dương xích đạo lạnh đi so với bình thường. Nhiệt độ bề mặt biển đi đôi với sự dịch chuyển lan rộng trong khí quyển về gió, mưa…Dao động Nam để chỉ những biến đổi áp suất bề mặt vùng nhiệt đới đi kèm chu trình EL Nino/ La Nina. Các hiện tượng này bao gồm sự tương tác mạnh giữa đại dương và khí quyển, và thuật ngữ ENSO (EL Nino/ Southern Oscillation) thường được dùng để chỉ một hiện tượng tổng thể. Ở khu vực Thái Bình Dương, chu trình ENSO sinh ra những biến đổi lớn, rõ ràng trong các vùng hải lưu vùng nhiệt đới, nhiệt độ, gió tín phong, các khu vực mưa…Thông qua các mối quan hệ xa trong khí quyển, ENSO cũng ảnh huwongr đến khí hậu theo mùa ở nhiều khu vực khác trên toàn cầu.

2. Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect:

Hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xaj từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, cacbodioxit, nitoxit, metan và khí chlorofluorocacbon làm giảm nhiệt lượng phát ra khong trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn 30oC so với khi không có các chất khí đó.

Bức xạ sóng ngắn đến từ mặt trời, gồm ánh sáng thấy được và nhiệt được hấp thụ bởi các vật chất như các vật đen bức xạ trở lại ở dạng sóng dài hơn. Một số khí trong khí quyển hấp thụ bức xạ sóng dài, được nó đốt nóng lên, rồi bắt đầu bức xạ vẫn dưới dạng sóng dài về mọi hướng, một số hướng xuống dưới. Sự đốt nóng thật sự trong nhà kính chủ yếu gây nên bởi kính ngăn không khí nóng đi ra và không khí lạnh đi vào. Sự tăng rõ rệt nồng độ ddioxxitcacbon trong khí quyển do đốt các nhiên liệu hóa thạch chẳng hạn có thể dẫn đến tăng nhiệt độ khí quyển toàn cầu. Hiệu ứng cách nhiệt gây bên bởi các khí nhà kính giống như tấm kính ở nhà kính (tức là nó trong suốt đối với bức xạ sóng ngắn đi tới, nhưng có phần mờ đục đối với bức xạ sóng dài được bức xạ lại).

http://www.enidc.com.vn/Client/upload/News/User_2/2010/07/10/wwviews_hieuungnhakinhlagi.jpg

Sơ đồ mô tả hiệu ứng nhà kính tự nhiên trên trái đất 

3. Hạn Hán – Drought
Một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi giảng thủy dưới mức trung bình nhiều, khiến mức nước hạ thấp và cây cối chết. Thời kì có thời tiết khô kéo dài như vậy thường lâu hơn dự tính, dẫn tới những mất mát rõ rệt cho cộng đồng (tổn thất mùa màng, thiếu cung cấp nước).

4. Hệ sinh thái – Ecosystem:
Hệ tương tác của một cộng đồng sinh học và các môi trường không có vật thể sống xung quanh. Các khái niệm cơ bản bao gồm nguồn cung cấp năng lượng thông qua các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, và sự tuần hoàn của các chất dinh dưỡng về mặt sinh địa hóa. Các nguyên tác của hệ sinh thái có thể được áp dụng ở mọi quy mô. Như vậy, các nguyên tắc áp dụng cho một ao nước chẳng hạn, có thể áp dụng như nhau cho một hồ, đại dương hay toàn thể hành tinh.

5. Khí quyển – Atmotsphere:
Là lớp khí bao quanh trái đất và bị giữ ở đây do lực hấp dẫn của trái đất. Khí quyển được chia thành 4 tầng:
- Tâng đối lưu (từ mặt đất đếnn khoảng 8 – 17km
- Tầng bình lưu (lên đến 50km)
- Tầng trung lưu (50 – 90km)
- Tần nhiệt: tạo thành vùng chuyển tiếp ra vũ trụ.
Sự pha trộn giữa các tầng là cực chậm. Khí quyển của tái đất gồm có Nito (97,1% thể tích), oxy (20,9%), dioxxit cacbon (khoảng 0,03%), các khí vết argon, krypton, xenon, neon và heli cùng hơi nước, các vi lượng amoniac, chất hữu cơ, ozon, các loại muối và các hạt rắn lơ lửng.

6. Khả năng bị tổn thương – Vulnerability:
Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc không óc khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BDKH.

7. Nóng lên toàn cầu – Global warming:
Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh di toàn cầu là các xu thế nóng lên và lạnh đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó. Tuy nhiên, huật ngữ này dùng để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khí nahf kính tích tụ trong khí quyển. Quan điểm cho rằng nhiệt độ trái đất đang tăng lên, một phần do phát thải khí nhà kính đi đôi với các hoạt đọng của con người như đốt các nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối, phá rừng, nuôi bò và cừu, những thay đổ sử dụng đất.

8. Nước biển dâng – See level rise:
Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác

9. Phát thải – Emissions:

Phát thải là sự thải các khí nhà kính và/hoặc các tiền tố của chúng vào khí quyển trên một khu vực và thời gian cụ thể


Thuật ngữ về biến đổi khí hậu (phần 2)
 Nội dung sau sẽ đem đến cho đọc giả những khái niệm, thuật ngữ về biến đổi khí hậu thường được dùng.
1. Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu – Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC): IPCC là tổ chức quốc tế hàng đầu về đánh giá BĐKH do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) thành lập năm 1988, là tổ chức khoa học Liên Chính phủ của tất cả các nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới. 

2. Băng quyển - Cryosphere: Các khối băng và tuyết (trên đất liền và biển) của trái đất.

3. Biên độ ngày của nhiệt độ - Daily (Diurnal) Range of Temperatures: Phạm vi biến đổi của nhiệt độ trong vòng 24 giờ.

4. Biến đổi khí hậu - Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thờigian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ.

5. Chuẩn (khí hậu) - Normals (Climate): Trung bình của thời kỳ, tính cho một thời kỳ như nhau là 30 năm.

6. Chuẩn sai khí hậu - Climatic Anomaly: (1) Độ lệch của giá trị một yếu tố khí hậu so với giá trị trung bình của nó; (2) Sự khác biệt giữa giá trị của một yếu tố khí hậu ở một nơi và giá trị trung bình của yếu tố đó lấy theo vòng vĩ tuyến đi qua nơi đó.

7. Chu trình các-bon - Carbon Cycle: Các quá trình tự nhiên chi phối sự trao đổi các-bon (dưới dạng CO2, cácbônát và các hợp chất hữu cơ, v.v...) trong khí quyển, đại dương và trái đất.

http://ccco.danang.gov.vn/Portals/0/News/140814%20Hinh%20dinh%20kem%20thuat%20ngu%202.jpg

Chu trình Carbon (nguồn: www.dauvetcarbon.com)

8. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu - UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC): Thường gọi tắt là Công ước khí hậu, được hơn 150 nước ký tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất ở Rio de Janeiro năm 1992. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu”. 

9. Cưỡng bức bức xạ - Radiative Forcing: Sự thay đổi trong cán cân bức xạ của trái đất giữa bức xạ tới của mặt trời và bức xạ đi của trái đất dưới dạng bức xạ hồng ngoại và sóng ngắn. Nếu không có cưỡng bức bức xạ, bức xạ mặt trời được trái đất hấp thụ sẽ gần bằng bức xạ hồng ngoại phát ra từ trái đất. Việc có thêm khí nhà kính đã hấp thụ thêm một phần bức xạ hồng ngoại trong khí quyển, bức xạ trở lại trái đất, tạo ra ảnh hưởng gây nóng lên toàn cầu.

10.Dao động khí hậu - Climatic Fluctuation: Biến động khí hậu gồm bất kỳ dạng thay đổi có tính hệ thống, dù thường xuyên hay không thường xuyên, trừ các xu thế và bất liên tục (thay đổi đột ngột trong một giai đoạn, từ giá trị trung bình này sang giá trị trung bình khác), đặc trưng bằng ít nhất hai cực đại (hay cực tiểu) và một cực tiểu (hay cực đại), gồm cả ở hai đầu chuỗi số liệu.

11.        Điôxit các-bon hay CO2 - Carbon Dioxit: Một chất khí trong tự nhiên, cũng là một sản phẩm phụ của việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và sinh khối, cũng như các quá trình thay đổi sử dụng đất và các quá trình công nghiệp khác. Đó là chất khí nhà kính chủ yếu do con người sinh ra, ảnh hưởng đến nhiệt độ trái đất. Nó là chất khí tham chiếu để tính “tiềm năng nóng lên toàn cầu” của các khí nhà kính khác. CO2 chiếm gần 0,036% khí quyển. 

12.        Giãn nở nhiệt của các đại dương - Thermal Expansion of the Oceans: Với khối lượng không đổi, thể tích các đại dương và mực nước biển thay đổi theo mật độ của nước biển. Mật độ có quan hệ ngược với nhiệt độ, do đó, khi các đại dương ấm lên, mật độ giảm và các đại dương giãn nở. Thay đổi về độ mặn ở khu vực nhỏ cũng làm thay đổi mật độ và thể tích nước biển, tuy nhiên tác động này tương đối nhỏ trên quy mô toàn cầu.

13.        Hạn - Drought: Hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, gây đói nghèo và dịch bệnh.


Nhận xét