Phương pháp thu mẫu động thực vật ngoại lai

Thu mẫu và đo đạc các thông số

a. Đối với thực vật
Trong mỗi khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác định 1 tuyến khảo sát, cắt ngang qua khu vực nghiên cứu. Trên mỗi tuyến khảo sát, cứ cách mỗi đoạn có chiều dài từ 100m – 500m (tùy theo độ rộng của khu vực nghiên cứu) chúng tôi lập 01 điểm khảo sát. Số lượng điểm khảo sát tại mỗi khu vực nghiên cứu là 10 điểm. Tại mỗi điểm khảochúng tôi quan sát xung quanh để ghi nhận thành phần loài ngoại lai hiện diện và ước tính độ che phủ C (%) của loài trên một đơn vị diện tích quan sát có bán kính 10m – 50m tùy độ lớn của quần xã. Sau đó độ che phủ C % ước tính sẽ được quy đổi sang Cấp điểm của Braun-Blanquet như sau :
Độ che phủ C
Cấp điểm
Dưới 5%
1
5% – 25%
2
25% - 50%
3
50 – 75%
4
Trên 75%
5

Trên cơ sở cấp điểm của Braun-Blanquet (Fourqurean et al. 2001). Sẽ ước tính mật độ Di  của loài trên khu vực nghiên cứu theo công thức dưới đây :
Trong đó Di= mật độ của loài i; j =  số điểm nghiên cứu từ 1 tới n; n = tổng số điểm nghiên cứu trên transect, Sij= cấp điểm theo Braun-Blanquet của loài i trong ô điểm nghiên cứu  j. Để đánh giá mật độ che phủ của từng loài thực vật ngoại lai trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế  chúng tôi dựa vào thang đánh giá sau :
Mật độ Di
Đánh giá
2.5 – 5.0
Rất nhiều
1.0 – 2.5
Nhiều
0.5 – 1.0
Tương đối
0.1  - 0.5
Ít
< 0.1
Rất ít
Tần suất (F) được tính như sau :
b. Đối với động vật
Thực hiện các chuyến khảo sát thực địa, chụp ảnh thực tế để xem xét đánh giá sự hiện diện của các loài động vật ngoại lai ngoài tự nhiên.
Đối với chim: Tuy chưa ghi nhận được thông tin về loài xâm hại của nhóm này nhưng chúng tôi vẫn tiến hành khảo sát thành phần loài hiện diện dựa vào khảo sát thực tế trên các tuyến. Độ phong phú tương đối của loài xâm hại dựa trên tần suất xuất hiện tại mỗi điểm quan sát trong quá trình khảo sát trên các tuyến và điểm.
Đối với bò sát - lưỡng cư: Khảo sát thực địa được tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm; ghi nhận đặc điểm sinh cảnh. Mật độ tương đối cho từng loài được tính trên số lần bắt gặp loài đó trên từng vùng theo tuyến khảo sát. Những loài có chỉ số bắt gặp nhỏ hơn 1 được xem là loài ít gặp. Những loài có chỉ số bắt gặp từ 1 đến dưới 2 được xem là có mật độ trung bình và những loài có chỉ số bắt gặp lớn hơn hoặc bằng 2 được xem là loài phổ biến, hay có mật độ cao. Trong nhóm này chủ yếu tập trung vào Rùa tai đỏ.
Đối với thú: Phương pháp sử dụng chính là phỏng vấn người dân sống xung quanh khu vực điều tra và quan sát ngoài thiên nhiên; quan sát ở các trại nuôi nhốt, cửa hàng buôn bán sinh vật cảnh.
Đối với cá:
(1) Thu mẫu trực tiếp trên thực địa: Trực tiếp đánh bắt cùng với ngư dân, thu mẫu cá tại các hộ ngư, ở các chợ gần sông, ở các điểm, ao nuôi.
(2) Điều tra ngư dân: Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) tiếp cận và điều tra người dân trong vùng nghiên cứu về tên loài cá (tên phổ thông, tên địa phương, các tập tính sinh học, sinh thái, phân bố, di cư, số lượng, kích thước cá...).
(3) Khảo sát, thu thập các dẫn liệu liên quan khác: Quan sát, chụp ảnh các cảnh quan, ghi chép các hiện tượng, sự việc liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực địa. Thu thập thông tin tài liệu có liên quan đến đề tài ở các cơ sở Khoa học Công nghệ, Tài nguyên Môi trường, NN&PTNT 
Đối với các nhóm động vật khác (côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể, vi khuẩn, nấm): Do kinh phí có hạn nên ghi nhận sự hiện diện của các loài này chủ yếu dựa vào tài liệu của các ngành ở địa phương, kết hợp với quan sát, phỏng vấn về tình hình bệnh hại trong các vườn cây trái, ao nuôi và ở các trang trại.
(2) Điều tra người dân: Ngoài phương pháp thu mẫu trên thực địa, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân tại địa phương (những đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn phải phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu là những người nông dân hay những người dân sống dựa vào đồng áng, đánh bắt nông hải sản xung quanh những điểm được chọn ngẫu nhiên để tiến hành thu mẫu và số liệu). Mục đích của phương pháp điều tra người dân để xác định được khu vực phân bố cũng như tìm hiểu về những ảnh hưởng trực tiếp của loài lên sinh kế của người dân và phương pháp phòng chống của người dân tại đây.
Ước tính độ nhiều của loài động vật chủ yếu dựa trên Tần suất (Fi) ghi nhận sự hiện diện của loài tại các điểm khảo sát và độ nhiều tương đối của loài đó ngoài thực địa:
Độ nhiều tương đối Ai
Mã hóa
Số lượng ít
1
Số lượng tương đối
2
Rất nhiều
3
Tần suất (Fi) được tính như sau :
Trong đó Ni là số điểm mà loài iđược ghi nhận hiện diện, n là số điểm khảo sát trong khu vực nghiên cứu.
Mật độ loài Di được tính như sau :

Di = Fi x Ai

Nhận xét